PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KINH MÔN
TRƯỜNG THCS AN LƯU

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH TRƯỜNG CẤP 2 AN LƯU -

TRƯỜNG THCS TT KINH MÔN NGÀY NAY

(Giai đoạn 1959-  2013)

                                                  PHẦN MỘT

Vài nét về lịch sử thị trấn Kinh Môn

Thị trấn Kinh Môn được hình thành  trên địa bàn xã An Lưu, phía bắc giáp xã Hiệp Sơn, phía Đông giáp sông Hàn (bên kia là xã An  Sơn, Thủy Nguyên, Hải phòng), phía nam giáp hai xã Thái Thịnh và Long Xuyên, Phía tây giáp xã Hiệp An, có diện tích tự nhiên là 305,5ha. Dân số trên 8000 khẩu (số liệu điều tra dân số năm 2010)

       Thị Trấn nằm ở phía cuối cùng của dãy núi An Phụ nên địa hình không bằng phẳng: có đồi đất, có đèo, có đầm, có ruộng trũng,....Thị trấn có đường 188 chạy qua, nối từ quốc lộ 5 thuộc huyện Kim Thành với đường 189 đi từ Mạo Khê Quảng Ninh.

            Thị trấn Kinh Môn có lịch sử lâu đời. Ngay từ đầu thế kỉ XI (Triều lý), con người đã đến đây săn bắt thú rừng, đánh bắt tôm cá. Đến thế kỉ XIII, Nhóm cư dân đầu tiên đã định cư với hai họ: họ Mạc và họ Phạm tạo nên thôn Lưu Hạ ngày nay. Sau đó một số cư dân thuộc họ Trịnh, Lê từ Thanh Hóa ra và ở lại làm ăn tạo nên thôn Phụ Sơn. Thôn Phụ Sơn mở rộng và dân số tăng lên bởi các họ Trần, Tô nơi khác về đây sinh sống. Đến thời Lê - Trịnh (khoảng 300 năm trước) họ Nguyễn Thu từ Hải Phòng lên định cư, lập ra xóm Đò (nay là thôn An Trung). Song thời nhà Nguyễn, phủ Kinh Môn đóng tại Huề Trì (xã An Phụ), năm 1889 chuyển về đóng tại An Trung (Yên lưu trung). Phủ lị xuất hiện, người định cư đông thêm, lại trên bến dưới thuyền nên buôn bán sớm phát triển. Chợ Đồn (còn gọi là Chợ Đồn Lưu, chợ huyện) ra đời, phố xá bắt đầu xuất hiện. Thị Trấn dần dần hình thành.

          Cuối thế kỉ XIX, An Lưu (còn gọi là Yên Lưu) có 4 làng: Yên Lưu Hạ, Yên Lưu Trung, Phụ Sơn Kinh Hạ và phố Yên Lưu (thuộc tổng Yên Lưu, phủ Kinh Môn, Tỉnh Hải Dương).

          Đầu thế kỉ XX thực dân Pháp chia lại các tổng, huyện, phủ. Phố Yên Lưu cùng 2 làng Yên Trung và Lưu Hạ thuộc tổng Yên Lưu, 2 làng Kinh Hạ, Phụ Sơn thuộc tổng Dương Nham.

          Đến 1946, chính quyền cách mạng lập ra xã  Hiệp An. Tất cả 4 làng và Phố An Lưu thuộc về xã Hiệp An. Cho đến năm 1956 xã Hiệp An mới lại chia thành 2 xã: Hiệp An và An Lưu như ngày nay. Xã An Lưu lúc này gồm Phố An Lưu, thôn Kinh Hạ, Phụ Sơn, An Trung và Lưu Hạ.

          Tháng 10/1996 xã An Lưu chuyển thành thị trấn An Lưu.

          Tháng 6-2004 thị trấn An Lưu đổi thành thị trấn Kinh Môn ( theo nghị định 131/2004/NĐ-CP ngày 3-6-2004 của chính phủ).

          Năm 1998 thị trấn An Lưu được UB dân tộc - miền núi công nhận là thị trấn miền núi cùng với việc công nhận huyện Kinh Môn là huyện miền núi ( theo quyết định 361/UBDTMN-TH kí ngày 1-6-1998)

          Là một thị trấn miền núi, có địa hình đa dạng nhưng không phức tạp, giao thông thủy bộ thuận lợi và lại gần với vùng than Quảng Ninh, thành phố biển Hải Phòng. Nhất là ngày nay thị trấn Kinh Môn lại nằm giữa trung tâm văn hoá của huyện Kinh Môn có các cơ quan huyện đóng trên địa bàn, cùng với sự phát triển các vùng công nghiệp Long Xuyên, Hiệp An, Phú Thứ, Hiệp Sơn ... nên có điều kiện phát triển về nhiều mặt: Kinh tế, văn hóa, giáo dục,....

PHẦN HAI

Quá trình xây dựng và trưởng thành của trường THCS Thị Trấn Kinh Môn

(Giai đoạn 1959-2013)

      Kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp, hòa bình lập lại rồi cải cách ruộng đất, An Lưu vẫn chưa có điều kiện mở trường cấp hai.

           Tháng 8-1959, trường cấp II quốc lập Kinh Môn mới được thành lập. Năm học đầu tiên là 1959-1960; trường chỉ có 3 lớp gồm 1 lớp 6 với trên 50 học sinh đang học ở Kim Thành chuyển về. Nhà trường tuyển hai lớp 5 bằng cách chọn học sinh khá giỏi ở khắp các xã trong huyện. Địa điểm học phải nhờ vào đình thôn An Cường xã Hiệp Sơn. Thầy Nguyễn Kim Chương quê Nghệ An làm hiệu trưởng và dậy văn. Thầy Chương quê Hà Tĩnh dạy văn; Thầy Phạm Trọng Toán học ở khu học Xá Trung ương về giảng dạy ở Tứ Kỳ chuyến đến và dạy môn toán; Thầy Mạo dạy thể dục....Tất cả giáo viên đều trọ ở nhà ông Quát( giáo viên Bổ túc văn hóa) thôn An Cường.

           Năm học 1960-1961, trường chuyển về An Lưu. Trường làm được 3 phòng học tại Đèo ngựa. Nhà trường bằng đất, mái che lợp rạ do nhân dân đóng góp. Ngoài các thầy giáo đã giảng dạy từ năm học trước còn có thêm một số giáo viên từ cấp một lên dạy ( dạy kê vì chưa học hết sư phạm, trung cấp) như Thầy Nguyễn Văn Nậm, Phạm Quang Thiều, Vũ Văn Vịnh. Thầy Chúc về dạy văn, thầy Trương Đức Nghiệm cán bộ phòng giáo dục tham gia dạy chính trị cho lớp 7... Trường vẫn do huyện quản lí. Cán bộ giáo viên vẫn trọ nhà dân nhưng ăn ở bếp tập thể cơ quan huyện đóng góp ở trên đồi giữa thị trấn. Mặc dù gặp nhiều  khó khăn, thầy giáo rất nhiệt tình giảng dạy, học trò chăm chỉ học. Có em ở An Sơn ( Thủy Nguyên), ở khu Nhị Chiểu sang học, nhỡ đò đã bơi sông chứ không phải bỏ buổi. Tối đến các em lớp 7 học tập trung tại lớp. Đèn như sao sa, phòng học im phắc. Ai cũng mến phục học sinh say mê và có chí.

           Sang năm học 1961-1962, thầy Chương chuyển công tác. Thầy Phạm Trọng Toán làm hiệu trưởng. Nhà trường thôi không tuyển sinh ở các xã trong huyện vì nhiều xã đã có trường cấp hai hoặc trường phổ thông nông nghiệp trường chỉ còn tuyển ở khu vực mấy xã lân cận. Cũng từ năm nay, xã An Lưu được giao quản lí cơ sở vật chất của nhà trường. Từ đây gọi là trường cấp hai An Lưu.

           Đến năm học 1966-1967, thầy Toán chuyển vào khu Nhị Chiểu công tác. Thầy Nguyễn Văn Nậm lên thay làm Hiệu Trưởng. Địa điểm học vẫn là 3 phòng nhà đất ở đèo Ngựa và nhờ thêm ở xí nghiệp sửa chữa vận tải đường sông. Trường có 6 lớp (2 lớp 5, 2 lớp 6,2 lớp 7). Lúc ấy chưa có chế độ học phổ thông 12 năm như bây giờ. Cấp II chỉ có lớp 5, 6, 7)

           Ngay từ năm 1965, giặc Mỹ đã cho máy bay ném bom bắn phá ác liệt miền Bắc nước ta. An Lưu với đặc điểm đông dân cư, lại có đường  bộ đi qua cùng một số cơ sở công nghiệp và thủ công nên đã trở thành mục tiêu đánh phá của máy bay Mỹ. Vĩ thế nhà nước đã cho học sinh sơ tán về chùa Lưu Hạ, vườn nhà ông Bái, Ông Sẫn ( Lưu hạ) vừa dựng phòng, vừa đào hố quanh phòng. Học sinh đi học đều phải có mũ rơm, túi thuốc cứu thương bên túi sách vở. Mặc dù nguy hiểm nhưng thầy và trò vẫn duy trì đều đặn việc dạy và học. Bên cạnh  việc trau dồi kiến thức khoa học qua các môn văn, sử, địa, toán,...nhà trường còn lấy các tấm gương anh hùng ở cả hai miền Nam- Bắc để giáo dục học sinh về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, và lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến, quyết thắng, giặc Mỹ xâm lược. Vì vậy học xong lớp 7, rời ghế nhà trường, nhiều học sinh đã lên đường nhập ngũ thành bộ đội Cụ Hồ hoặc thanh niên xung phong với tinh thần “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”.

          Sau 1 năm, thầy Nậm chuyển công tác. Tháng 9-1967 thầy Phạm Khắc Minh được bổ nhiệm hiệu trưởng. Thầy Nguyễn Đức Cơ làm hiệu phó. Trường có 6 lớp. Do chiến tranh ác liệt nên học sinh phải học sơ tán ở Lưu Hạ.

           Suốt từ năm học 1967-1968 đến năm học 1976-1977 (10 năm) là thời kì nhà trường phải dương đầu với vô vàn khó khăn, nhất là các năm từ 1967 đến 1972, thời kì giặc Mỹ điên cuồng đánh phá An Lưu. Các khu dân cư Phúc Lâm, Kinh Hạ, An Trung, Xưởng 19-5 ở Kinh Hạ, Xưởng Hà Bắc ở Phụ Sơn, Lò ngói, lò vôi, khu nhà kho An Trung, trường cấp I, Khu phố Vinh Quang, trạm xá của xã,... đều bị giặc Mỹ ném bom, tàn phá. Có chỗ chúng ném bom nhiều lần, hàng chục người chết, có nhà chết đến 8 người. Hàng mấy chục ngôi nhà, kho tàng, cơ sở sản xuất bị biến thành đống gạch vụn hoặc cháy chụi.

          Mặc dù mất mát, đau thương và hiểm nguy nhưng học sinh vẫn đến lớp. Các thầy cô vẫn đảm bảo dạy đúng, dạy đủ chương trình. Phong trào “Thi đua dạy tốt và học tốt ”(như thư Bác Hồ viết cho ngành giáo dục năm 1968) vẫn sôi nổi và đi vào thực chất từng trang giáo án của thầy cô giáo, từng bài kiểm tra của học sinh. “ Tiếng hát át tiếng bom” vẫn cất lên từ các lớp học sơ tán, sôi động và lạc quan.

           Trong suốt 10 năm học ấy, nhà trường luôn duy trì và giữ vững chỉ tiêu của 6 lớp (2 lớp 5, 2 lớp 6,2 lớp 7).  Số cán bộ và giáo viên có 12 người.

           Khi giặc Mỹ thất bại, chúng phải ngừng ném bom miền Bắc, từ 1974-1977 trường cấp 2 An Lưu chuyển về khu trường Tiểu học hiện nay, xã xây mới 4 phòng học cấp 4. Trường có 7 lớp. Các thầy cô giác làm việc ở khu nhà cũ của trạm xá chuyển đi. Đời sống các thầy cô lúc này cũng như mọi cán bộ khác: cực kì khó khăn vì cơ chế bao cấp.

          Sang giai đoạn từ tháng 9/1977 đến tháng 8/1986 thực hiện đường lối giáo dục của Đảng, trường cấp II An Lưu nhập với trường cấp I thành trường phổ thông cơ sở An Lưu. Thầy Phạm Công Xưởng, cán bộ phòng giáo dục Kinh Môn về làm Hiệu Trưởng. Có 3 phó hiệu trưởng là thầy Nguyễn Đức Cơ phụ trách cấp II, thầy Phạm Khắc Minh phụ trách cấp I và Thầy Vũ Tiến Tộ phụ trách lao động.

          Riêng phân hiệu cấp II vẫn có 6 lớp với 309 học sinh, 11 thầy cô giáo. Đến năm học 1985-1986 lên đến 9 lớp có 454 học sinh, 14 thầy cô giáo. (Phân hiệu cấp I có 11 lớp, 437 học sinh, 13 giáo viên. Đến năm học 1985-1986 tăng lên 18 lớp, có 631 học sinh, 20 thầy cô giáo)

          Trong 10 năm ấy, địa phương tiếp tục xây thêm 2 dãy nhà cấp 4, thành 8 phòng học nữa, đủ chỗ cho học sinh học hai chiều. Thầy trò vừa dạy và học, vừa lao động xây dựng trường, sửa sang cảnh quan khuôn viên. Không khí nhà trường sôi động trong khung cảnh hòa bình thống nhất. Số lớp tăng; số học sinh tăng; tỉ lệ lên lớp và đỗ tốt nghiệp hang năm từ 98%-100%. Phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi sôi nổi, luôn là trường có đội tuyển xếp thứ nhất trong huyện. Nhà trường liên tục đạt danh hiệu nhà trường tiên tiến, tiên tiến xuất sắc. Nhiều thầy cô giáo là giáo viên dạy giỏi, chiến sĩ thi đua.

          Từ tháng 9/1986, thầy Phạm Công Xưởng nghỉ hưu, Thầy Nguyễn Đức Cơ lên thay. Hai phó hiệu trưởng mới được bổ nhiệm là cô giáo Phan Thị Liên và Nguyễn Thị Hải. Nhà trường vẫn giữ mô hình hai cấp xát nhập làm một. Nhà trường vẫn duy trì và giữ vững các phong trào. Đặc biệt là phổ cập tiểu học đạt tỉ lệ cao (gần 100%). Học sinh thi vào cấp III đều đạt từ 60-70% ( giai đoạn này trung bình 3,5 học sinh thi vào cấp III thì lấy 1 em).

       Bắt đầu từ năm 1992-1993 (tháng 9-1992), thực hiện chủ trương chung, trường phổ thông cơ sở An Lưu tách thành 2 trường. Trường cấp II gọi là

trường trung học cơ sở An Lưu. Trường cấp I gọi là trường tiểu học An Lưu.

           Trường THCS An Lưu do cô Phan Thị Liên làm hiệu trưởng. Đến tháng 9 năm 1994, phòng điều cô giáo Nguyễn Thị Kim Dung về làm hiệu phó. Trường có 8 lớp với 309 học sinh.

          Từ việc tách trường đã tạo ra vô vàn khó khăn về nhân sự, tổ chức, đặc biệt cơ sở vật chất và điều kiện làm việc không chỉ cho nhà trường mà còn cho cả địa phương nữa. Cơ sở vật chất lúc mới tách vẫn phải chung với tiểu học. Tổ chức Đảng hai trường chung một chi bộ (cô giáo Phan Thị Liên là Bí Thư chi bộ). Việc quản lí giảng dạy, quản lí học sinh học tập rất phức tạp.

          Song từ 1992 đến 2007 đã 15 năm trôi qua. Đây cũng là thời kì nhà trường có nhiều dấu ấn quan trọng khởi sắc hơn cả. Thực hiện đường lối xã hội hóa giáo dục; có sự quyết tâm cao và mạnh dạn dám nghĩ dám làm trong tinh thần đổi mới, tháng 9 năm 1996, Đảng ủy, chính quyền đã quyết định di chuyển trường THCS sang địa điểm mới, đó là sân vận động Bàn Quần - một sân vân động từ trước CM tháng 8/1945. Bước đầu xây 8 phòng học hai tầng, CSVC thiếu thốn không có khu làm việc của giáo viên sân trường trũng lội. Nhà trường đã tích cực tham mưu với địa phương từng bước xây dựng thêm cơ sở vật chất. Từ năm 1998 xây tiếp một nhà 3 tầng với 6 phòng học.

          Đến năm 2004, địa phương có kế hoạch xây dựng 9 phòng học, để phấn đấu trường đạt chuẩn quốc gia năm học 2005 đầu tư địa phương là 1,5 tỉ đồng làm sân bê tông, làm khuôn viên và hoàn chỉnh và đưa vào sử dụng 9 phòng học nữa, đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ dạy và học theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá với tổng số 10 phòng hoc, 3 phòng học bộ môn, phòng máy, phòng nghe nhìn, phòng truyền thống, các phòng làm việc riêng và hệ thống trang thiết bị dạy học hiện đại đồng bộ.

          Chính cơ sở vật chất đầy đủ đã đóng góp nâng cao chất lượng dạy và học. Năm học 1997 nhà trường đã hoàn thành phổ cập THCS, trường về đích phấn đấu đầu tiên của huyện Kinh Môn. Tỉ lệ lên lớp và đỗ vào lớp 10 vẫn duy trì, học sinh giỏi luôn được xếp thứ nhất của huyện. Xứng đáng là đơn vị được huyện tặng cờ, bằng khen các cấp. Nhiều giáo viên là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh; nhiều cán bộ đạt danh hiệu CSTĐ cấp tỉnh cấp huyện. Chi bộ nhà trường phát triển tới 19 Đảng viên và liên tục đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh xuất sắc. Từ sự đi lên từng bước vững chắc, địa phương và nhà trường được sự quan tâm của UBND tỉnh Hải Dương hỗ trợ gần 1.4 tỉ đồng để xây dựng trường chuẩn quốc gia giai đoạn 1. Đảng ủy, chính quyền, các đoàn thể của thị trấn trị trấn Kinh Môn, cùng với các thầy cô giáo và học sinh ra sức nỗ lực phấn đấu mọi mặt để nhà trường đạt mục tiêu trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2001-2010. Đến tháng 7-2007 nhà trường vinh dự được UBND tỉnh Hải Dương công nhận nhà trường đạt chuẩn quốc gia (là trường đạt chuẩn sớm của huyện Kinh Môn).

          Trải qua 48 năm (1959-2007), vượt lên bao hi sinh gian khổ của chiến tranh, bao thiếu thốn và trì trệ của thời bao cấp....Trường THCS thị trấn Kinh Môn lúc nhập vào, lúc tách ra với trường tiểu học, qua nhiều tên gọi ở các thời kì khác nhau nhưng nhà trường vẫn bám chắc nhiệm vụ chính trị của mình là dạy và học. 48 năm cũng là thời kỳ nhà trường từng bước đi lên vững vàng, chắc chắn dưới sự lãnh đạo của Đảng. Chính vì thế nhà trường đã đạt được những thành tựu rất đáng tự hào, đặc biệt là thành tựu con người.

          Hàng năm, nhà trường đã cung cấp cho quê hương nói riêng và đất nước nói chung hàng trăm học sinh có trình độ học vấn để tiếp tục học lên hoặc đi học nghề hoặc bắt tay ngay vào sản xuất. Nhiều học sinh từ mái trường này đã trưởng thành trong quân đội, trong các đơn vị thanh niên  xung phong, trong tỉnh, huyện và địa phương; nhiều em thành thầy giáo, cô giáo, bác sĩ, doanh nhân, khoa hoc,... Tạm dẫn chứng anh Đỗ Văn Giáp là vụ trưởng bộ KH-TN-MT; anh Tô Văn Hoà, Mạc Văn Muôn đỗ tiến sĩ, giảng dạy ở trường Đaị học Bách Khoa; anh Lê Văn Quyến phó giám đốc sở LĐ-TB-XH tỉnh Thanh Hóa, anh Nguyễn Du - Đại tá QĐNDVN; anh Nguyễn Nho Thông thường vụ BCH Huyện Đảng bộ Kinh Môn; anh Nguyễn Tôn Dậu chánh văn phòng UBND huyện Kinh Môn; Chị Phan Thị Toàn là đại biểu Quốc Hội khoá 10 hiện là Vụ Trưởng Vụ thông tin tuyên truyền Quốc Hội;  Anh Nguyễn Ngọc Cơ Giám Đốc Công Ty Than Mạo Khê Quảng Ninh; Chị Nguyễn Thị Bài Tỉnh Uỷ viên Giám đốc Ngân Hàng Nhà nước tỉnh Hải Dương; Anh Nguyễn Văn Hùng Huyện Uỷ viên Trưởng ban Dân vận huyện Kinh Môn, Chị Nguyễn Thị Liễu Huyện Uỷ viên Trưởng phòng Tài Chính huyện Kinh Môn ... Hoặc các anh là liệt sĩ: anh Đang, anh Cách, anh Chính… Đã cống hiến cuộc đời mình cho sự nghiệp chống ngoại xâm thống nhất đất nước.

          Tại mái trường này đã ghi nhận công lao và sự trưởng thành của hàng trăm thầy cô giáo từ khắp miền đất nước về đây: Nghệ An có, Hà Tĩnh có. Có thầy quê ở Gia Lộc, ở TP Hải Dương, Thị trấn Kinh Môn...Các thầy cô được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau: Khu học xá Trung Quốc, Sư phạm Tả Ngạn, sư phạm Kẻ Sặt, Sư phạm Ba Đông, su phạm Hưng Yên, cao đẳng sư phạm Hải Dương, đại học sư phạm Hà Nội và cả sư phạm cấp tốc Thái Thịnh nữa. Nhưng tất cả đều “vì học sinh thân yêu”. Chính vì thế mà nhiều thầy cô giáo trưởng thành. Có thầy cô lên dạy ở cấp cao hơn, có thầy cô sang làm lãnh đạo ở cơ quan huyện, nhiều thầy cô thành hiệu trưởng như Cô Giáo Phan Thị Liên, Cô Hải, hiệu phó như cô Kim Dung....Các Thày Cô của nhà trường đã để lại dấu ấn đẹp đẽ cho nhân dân và học sinh thị trấn Kinh Môn.

      

        Trải qua 54 năm xây dựng và trưởng thành( 1959-2013), Nhìn lại chặng đường phấn đấu với sự nỗ lực của tập thể cán bộ giáo viên nhà trường, luôn phấn đấu không biết mệt mỏi, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, mạnh dạn tham mưu với địa phương khắc phục khó khăn, đoàn kết một lòng xây dựng nhà trường ngày càng phát triển. Trường THCS  thị trấn kinh Môn đã đạt được những  mốc son quan trọng: Tháng 7-2007 nhà trường được UBND Tỉnh Hải Dương công nhận trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2001-2010; Nhà trường có bề dày trong phong trào thi đua hai tốt 09 năm liên tục đạt danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc cấp tỉnh; nhiều năm liền đạt danh hiệu tập thể lao động  tiên tiến được tặng nhiều bằng khen của UBND tỉnh Hải Dương, 02 bằng khen của Bộ giáo dục và đào tạo; 02 bằng khen của Thủ Tướng Chính Phủ; 02 Huân chương lao động hạng Ba cho tập thể và một cá nhân đồng chí Hiệu Trưởng. Đội học sinh giỏi của nhà trường xếp thứ nhất, nhì trong huyện. Các tổ chức đoàn thể luôn đạt thành tích cao như công đoàn, Đoàn thanh niên đều đạt vững mạnh xuất sắc được tặng 09 bằng khen của TW đoàn thanh niên CS Hồ Chí Minh; nhiều giấy khen bằng khen của công đoàn huyện và liên đoàn lao động tỉnh Hải Dương. Đến tháng 01- 2013 trường lại được UBND Tỉnh Hải Dương công nhận tiếp trường đạt chuẩn quốc gia 5 năm tiếp theo.

                                     

                                           PHẦN BA

 

                       Quá trình khen thưởng

 

     Năm học 2000-2001 nhà trường được công nhận danh hiệu “Trường Tiên tiến xuất sắc” theo QĐ số 1923 KT của UBND Tỉnh Hải Dương ngày 24/8/2001,  Học sinh giỏi đồng đội xếp thứ Nhất huyện.

     Năm học 2001-2002 nhà trường được công nhận danh hiệu “Trường Tiên tiến xuất sắc” theo QĐ số 3495/Q Đ-UB của UBND Tỉnh Hải Dương ngày 19/8/2002.

     Năm học 2002-2003 nhà trường được công nhận danh hiệu “Trường Tiên tiến xuất sắc” theo QĐ số 3185/QĐ-UB của UBND Tỉnh Hải Dương ngày 11/8/2003.

     Năm học 2003-2004 nhà trường được công nhận danh hiệu “Trường Tiên tiến xuất sắc” theo QĐ số 3128/QĐ-UB của UBND Tỉnh Hải Dương ngày 11/8/2004.

   Nhà trường được UBND Tỉnh Hải Dương tặng bằng khen QĐ 3128/QĐ-UB ngày 11/8/2004.

     Năm học 2004-2005 nhà trường được công nhận danh hiệu “Trường Tiên tiến xuất sắc” theo QĐ số 3564/QĐ-UB của UBND Tỉnh Hải Dương ngày 10/8/2005.

   Nhà trường được UBND Tỉnh Hải Dương tặng bằng khen QĐ 3564/QĐ-UB ngày 10/8/2005.

     Năm học 2005-2006 nhà trường được công nhận danh hiệu “Trường Tiên tiến xuất sắc” theo QĐ số 3134/QĐ-UB của UBND Tỉnh Hải Dương ngày 12/9/2006.

   Nhà trường được UBND Tỉnh Hải Dương tặng bằng khen QĐ 3134/QĐ-UB ngày 12/9/2006 và bằng khen cuả Bộ giáo dục và đào tạo có thành tích xuất sắc nhiệm vụ năm học 2005-2006 theo QĐ số:4914/QĐ/BGD& ĐT ngày 7/9/2006.

     Nhà trường được Bộ giáo dục tặng bằng khen theo QĐ số 4914/QBD& ĐT ngày 7/9/2006.

   Năm 2006 - 2007: Được UBND tỉnh tặng danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc theo Quyết định số 3016 ngày 22/08/2007.

- Được UBND tỉnh công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2001 - 2010 theo Quyết định số 2638/QĐ-UBND ngày 23/07/2007.

Năm 2007 - 2008: Được UBND tỉnh tặng danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc theo Quyết định số 3859/QĐ-UB ngày 23/10/2008.

 Năm 2007 - 2008: Được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen theo Quyết định số 1654/QĐ-TTg ngày 14/11/2008 cho tập thể và một cá nhân.

 Năm 2008 - 2009: Được UBND tỉnh tặng danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc theo Quyết định số 3433/QĐ-UBND tỉnh Hải Dương, ngày 28/09/2009.

Nhà trường được Chủ Tịch Nước tặng thưởng Huân chương Lao động Hạng ba có thành tích xuất sắc trong công tác giáo dục và đào tạo theo Quyết định số 1597QĐ/CTN ngày 30 tháng 10 năm 2009 cho tập thể  và một cá nhân đồng  chí Hiệu Trưởng.

 Năm học 2009 - 2010: Nhà trường được công nhận danh hiệu Tập thể Lao động tiên tiến.

          Năm học 2010 - 2011: Nhà trường đề nghị cấp trên công nhận danh hiệu Tập thể lao động Tiến tiến.

         Năm học 2011 - 2012: Nhà trường được  công nhận danh hiệu Tập thể lao động Tiên tiến.

       Ngày 11 tháng 1 năm 2013 nhà trường tiếp tục được UBND tỉnh công  nhận trường đạt chuẩn quốc gia 5 năm tiếp theo( QĐ số 74/Q Đ-UBND của Chủ Tịch UBND Tỉnh Hải Dương).   

                                                       Phụ lục                         

I. Niên biểu và sự kiện

 

           Năm học

 

                                   Sự kiện

1959-1960

Thành lập trường,có tên là trường cấp II Quốc lập         Kinh Môn

1961-1962

 

Đổi thành trường cấp II An Lưu

           1977-1978

 

Nhập cấp I với cấp II, tên là trường PT cơ sở An Lưu

          1992-1993

 

Tách làm 2 trường, cấp 2 gọi là trường THCS An Lưu, cấp 1 gọi là trường Tiểu học An Lưu.

      T6/2004 - Đến nay

 

- Đổi tên trường THCS An Lưu thành trường THCS Thị Trấn Kinh Môn.

     II. Ban giám hiệu qua các thời kì 1959-2013 

Thời gian

 

Hiệu Trưởng

 

Hiệu phó

8/1959-12/1960

Nguyễn Kim Chương

 

 

1/1961-8/1966

Phạm Trọng Toán

 

 

9/1966-8/1967

Nguyễn Văn Nậm

 

 

9/1967-8/1977

 

Phạm Khắc Minh

 

Nguyễn Đức Cơ

9/1977- 8/1986

Phạm Công Xưởng

    Phạm Khắc Minh

    Nguyễn Đức Cơ

     Vũ Tiến Tộ

9/1986-8/1992

Nguyễn Đức Cơ

     Phan Thị Liên

    Nguyễn Thị Hải

9/1992- 2013

Phan Thị Liên

Nguyễn Thị Kim Dung

 

III. Danh sách học sinh giỏi tiêu biểu qua các năm 

Đồng đội và cả năm

Số TT

Tên đội tuyển hoặc cá nhân

Lớp

Năm học

Đạt giải

Cấp

Đội tuyển

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cá nhân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

   IV. Danh sách cán bộ -giáo viên đạt danh hiệu CSTĐ, giáo viên giỏi 

Số TT

Họ và Tên

Chức vụ hoặc dạy môn

Đạt danh hiệu gì, cấp

Năm học

 

1

 

Nguyễn Đức Cơ

Hiệu trưởng

 

Giấy khen làm đồ dùng TB cấp tỉnh.

 

1990-1991

 

2

Phan Thị Liên

Hiệu trưởng

-Chiến sĩ TĐ cấp cơ sở.

 

-Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh.

-Bằng Khen của tỉnh HD.

-BK của BGD &đào tạo.

-BKTT­ướng Chính phủ

-Huânchương LĐ hạngIII

-Sáng kiến KN cấp Tỉnh

25 năm liên tục

Ba lần

2004-2005

2005 -2006

2007 - 2008

2008 - 2009

4 lần.

 

3

Lê Trí

Giáo viên

GV dạy giỏi cấp huyện

1969-1970

4

Đỗ Tiến

Giáo viên-TTrưởng

GV dạy giỏi cấp huyện

1980-1981

5

Nguyễn Kim Dung

Hiệu Phó

Chiến sĩ TĐ cấp CS

 

Nhiều năm

6

Nguyễn Thị Dự

Tổ trưởng

Gv giỏi cơ sở

 

7

Nguyễn Thị Dung

Giáo viên

Gv giỏi cơ sở

 

8

Đặng T. Diên An

Giáo viên

Gv giỏi cấp huyện

 

9

Nguyễn Thị Xuất

Tổ trưởng

-Chiến sĩ TĐ CS

-Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh

Nhiều năm

2008-2009 

10

Nguyễn Thị Hoa

Giáo viên

Gv giỏi cơ sở

 

11

NguyễnViệt Thanh

Giáo viên

Gv giỏi cơ sở, GV giỏi cấp Tỉnh giải nhì.

 

12

Vũ Việt Hà

Giáo viên

Gv giỏi cơ sở

 

13

Lê Huy Hùng

Tổ trưởng

GV giỏi giải Nhất huyện

GV Giỏi cơ sở.

 

14

NguyễnVũ Nguyên

Giáo viên

Gv giỏi cơ sở.

Giáo viên giỏi huyện

 

15

Bùi Thị Thủy

Giáo viên

Gv giỏi cơ sở.

 

16

Nguyễn Thị Sen

Giáo viên

Gv giỏi tỉnh giải nhì.

GV giỏi Cơ sở

 

17

Nguyễn Thị Bích Ngọc

Giáo viên, tổ trưởng

Gv giỏi cơ sở.

Giải nhì, Ba cấp huyện

 

 

18

Phạm Thị Ngoan

Giáo viên

 

Gv giỏi cơ sở.

 

 

19

Nguyễn Văn Minh

 

Giáo viên

Gv giỏi cơ sở.

GV giỏi huyện giải nhất môn toán năm học 2011-2012.

 

20

Phạm Trung Nghĩa

Giáo viên

Gv giỏi cơ sở.

GV giải Nhì cấp Tỉnh.

 

20

   Vũ thị Hằng

Tổ phó

Giải Nhì cấp huyện Môn Hoá năm học 2012-2013.

 

 

                                                                               HIỆU  TRƯỞNG

 

 

                                                                                 PHAN TH Ị LI ÊN

 

 

                                                                                   

 

 

 

 

 

 

 

 

        Bảng theo dõi chiều cao cân nặng của trẻ

    Mời bạn theo dõi bảng sau: (theo chuẩn tăng trưởng mới của WHO)
Trẻ gái:

Tuổi

Bình thường

Suy dinh dưỡng

Thừa cân

0

3,2 kg - 49,1 cm

2,4 kg - 45,4 cm

4,2 kg

1 tháng

4,2 kg - 53,7 cm

3, 2 kg - 49,8 cm

5,5 kg

3 tháng

5,8 kg - 57,1 cm

4, 5 kg - 55,6 cm

7,5 kg

6 tháng

7,3 kg - 65,7 cm

5,7 kg - 61,2 cm

9,3 kg

12 tháng

8,9 kg - 74 cm

7 kg - 68,9 cm

11,5 kg

18 tháng

10,2 kg - 80,7 cm

8,1 kg - 74,9 cm

13,2 kg

2 tuổi

11,5 kg - 86,4 cm

9 kg - 80 cm

14,8 kg

3 tuổi

13,9 kg - 95,1 cm

10,8 kg - 87,4 cm

18,1 kg

4 tuổi

16,1 kg - 102,7 cm

12,3 kg - 94,1 cm

21,5 kg

5 tuổi

18,2 kg - 109,4 cm

13,7 kg - 99,9 cm

24,9 kg

Trẻ trai:

Tuổi

Trung bình

Suy dinh dưỡng

Thừa cân

0

3,3 kg- 49,9 cm

 2,4 kg - 46,1 cm

4,4 kg

1 tháng

4,5 kg - 54,7 cm

 3,4 kg - 50,8 cm

5,8 kg

3 tháng

6,4 kg - 58,4 cm

 5 kg -57,3 cm

8 kg

6 tháng

7,9 kg - 67,6 cm

 6,4 kg - 63,3 cm

9,8 kg

12 tháng

9,6 kg - 75,7 cm

 7,7 kg -71,0 cm

12 kg

18 tháng

10,9 kg - 82,3 cm

8,8 kg -76,9 cm

13,7 kg

2 tuổi

12,2 kg - 87,8 cm

 9,7 kg - 81,7 cm

15,3 kg

3 tuổi

14,3 kg - 96,1 cm

 11,3 kg - 88,7 cm

18,3 kg

4 tuổi

16,3 kg - 103,3 cm

 12,7 kg - 94,9 cm

21,2 kg

5 tuổi

18,3 kg - 110 cm

 14,1 kg -100,7 cm

24,2 kg

      CÁCH TÍNH CHIỀU CAO VÀ CÂN NẶNG CHO BÉ  

      Nếu yếu tố di truyền ảnh hưởng 23% đến chiều cao thì chế độ dinh dưỡng quyết định 32%. Nắm vững một vài nguyên tắc sau, cha mẹ có thể phát triển chiều cao tối ưu cho trẻ.
     Chiều cao chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố: mạnh nhất là yếu tố dinh dưỡng (32%) , sau đó là yếu tố di truyền (23%) , vận động thể lực (20%), môi trường và ánh nắng , tình hình bệnh tật , giấc ngủ ... Nếu được chăm sóc tốt thì thế hệ sau luôn có chiều cao vượt lên so vớ thế hệ trước.

Muốn phát triển chiều cao cho trẻ, cha mẹ cần phải xác định được thời gian trẻ tăng trưởng nhiều nhất để có chế độ dinh dưỡng và cách chăm sóc hợp lý. Theo bác sỹ Lê Thị Hải – Giám đốc Trung tâm khám dinh dưỡng – Viện dinh dưỡng Quốc gia thì có 3 giai đoạn quyết định chiều cao của trẻ:

- Giai đoạn trong bào thai: trong 9 tháng mang thai , người mẹ cố gắng tăng cân 10-12 kg để bé sơ sinh đạt chiều cao 50 cm lúc chào đời( khoảng 3kg) .

- Giai đoạn sơ sinh đến 3 tuổi: năm thứ nhất tăng 25 cm , 2 năm kế tiếp mỗi năm tăng 10 cm.

  Công thức tính chiều cao, cân nặng của trẻ trên 1 tuổi:

* Công thức tính cân nặng:

X = 9kg + 2(N-1)

Trong đó: N là số năm.

Ví dụ: Nếu con bạn 3 tuổi ta tính như sau:

X = 9kg + 2(3-1) = 13kg

Vậy cân nặng của trẻ 3 tuổi là 13kg.

* Công thức tính chiều cao:

Chiều cao mỗi năm tăng trung bình khoảng 5cm.

Công thức tính chiều cao như sau:

X = 75 + 5(N-1)

Trong đó: N là số năm.

Ví dụ: Nếu con bạn 3 tuổi: X = 75 + 5(3-1) = 85 cm

     Như vậy, một đứa trẻ đúng 3 tuổi, phát triển bình thường sẽ có cân nặng là 13kg và chiều cao là 85cm.

       Cách đo chiều cao cho trẻ

Đối với trẻ dưới 24 tháng, để trẻ nằm ngửa trên một thước đo gỗ, đầu chạm sát một cạnh của thước đo. Một người giữ đầu trẻ thẳng, mắt nhìn lên trần nhà, một người giữ 2 đầu gối trẻ thẳng và đưa mảnh gỗ áp sát 2 gót bàn chân, bàn chân thẳng đứng. Đọc kết quả và ghi số cm.

    Đối với trẻ trên 24 tháng, để trẻ đi chân không, đứng thẳng, quay lưng vào tường; đầu, hai vai, mông, bắp chân, gót chân áp sát tường. Mắt nhìn thẳng ra phía trước, 2 tay xuôi theo thân mình. Dùng bảng gỗ áp sát đỉnh đầu, vuông góc với thước đo. Chiều cao đứng và nằm có thể chênh nhau 1-2 cm.


       Chế độ dinh dưỡng cho trẻ phát triển chiều cao tối ưu

    Trong giai đoạn trẻ còn có thể tăng chiều cao, cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Năng lượng cung cấp phải đủ, phù hợp với lứa tuổi, không quá dư vì dễ dẫn tới béo phì, cũng không quá ít vì dễ đưa đến suy dinh dưỡng. Bữa ăn của trẻ bao giờ cũng phải đầy đủ 4 nhóm: đạm - bột - béo - rau. Chất đạm nên chiếm khoảng 10-15% tổng năng lượng nói chung, tinh bột chiếm 60-65% và chất béo 10%. Nên cho trẻ ăn đa dạng không kiêng khem, không ăn uống thiên lệch.

    Vitamin và khoáng chất cũng có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển chiều cao của trẻ. Canxi có nhiều trong sữa, cua, ốc, tôm, tép, đậu nành và các loại rau. Trong đó, sữa là quan trọng nhất. Canxi trong sữa dễ hấp thu do có vitamin D và phospho với tỷ lệ hợp lý. Ngoài ra, sữa còn cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và nguồn đạm có giá trị sinh học cao, chứa đủ các acid amin thiết yếu.

   Để canxi được hấp thu tốt hơn, da cần tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng để tổng hợp vitamin D. Vì vậy, nên dành cho con bạn 20 phút tắm nắng mỗi ngày.

   Vitamin A vừa giúp phòng chống khô mắt, tăng sức đề kháng chống nhiễm trùng, vừa góp phần trong việc phát triển chiều cao. Các thức ăn giàu vitamin A là sữa, trứng, cá, gan, thịt...

    Sắt, kẽm cũng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển chiều cao. Sắt có nhiều trong thức ăn động vật như gan, huyết, thịt, cá... và các loại đậu đỗ, rau dền. Kẽm có trong con hàu, gan heo, thịt bò, sữa, lòng đỏ trứng, sữa đậu nành...

Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý, cần khuyến khích trẻ có lối sống năng động, tập thể dục thể thao thường xuyên. Ngủ đủ, ngủ sâu cũng làm hoóc môn tăng trưởng tiết ra nhiều, kích thích xương dài hơn.

Quang Lê

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH TRƯỜNG CẤP 2 AN LƯU -

TRƯỜNG THCS TT KINH MÔN NGÀY NAY

(Giai đoạn 1959-  2013)

                                                  PHẦN MỘT

Vài nét về lịch sử thị trấn Kinh Môn

Thị trấn Kinh Môn được hình thành  trên địa bàn xã An Lưu, phía bắc giáp xã Hiệp Sơn, phía Đông giáp sông Hàn (bên kia là xã An  Sơn, Thủy Nguyên, Hải phòng), phía nam giáp hai xã Thái Thịnh và Long Xuyên, Phía tây giáp xã Hiệp An, có diện tích tự nhiên là 305,5ha. Dân số trên 8000 khẩu (số liệu điều tra dân số năm 2010)

       Thị Trấn nằm ở phía cuối cùng của dãy núi An Phụ nên địa hình không bằng phẳng: có đồi đất, có đèo, có đầm, có ruộng trũng,....Thị trấn có đường 188 chạy qua, nối từ quốc lộ 5 thuộc huyện Kim Thành với đường 189 đi từ Mạo Khê Quảng Ninh.

            Thị trấn Kinh Môn có lịch sử lâu đời. Ngay từ đầu thế kỉ XI (Triều lý), con người đã đến đây săn bắt thú rừng, đánh bắt tôm cá. Đến thế kỉ XIII, Nhóm cư dân đầu tiên đã định cư với hai họ: họ Mạc và họ Phạm tạo nên thôn Lưu Hạ ngày nay. Sau đó một số cư dân thuộc họ Trịnh, Lê từ Thanh Hóa ra và ở lại làm ăn tạo nên thôn Phụ Sơn. Thôn Phụ Sơn mở rộng và dân số tăng lên bởi các họ Trần, Tô nơi khác về đây sinh sống. Đến thời Lê - Trịnh (khoảng 300 năm trước) họ Nguyễn Thu từ Hải Phòng lên định cư, lập ra xóm Đò (nay là thôn An Trung). Song thời nhà Nguyễn, phủ Kinh Môn đóng tại Huề Trì (xã An Phụ), năm 1889 chuyển về đóng tại An Trung (Yên lưu trung). Phủ lị xuất hiện, người định cư đông thêm, lại trên bến dưới thuyền nên buôn bán sớm phát triển. Chợ Đồn (còn gọi là Chợ Đồn Lưu, chợ huyện) ra đời, phố xá bắt đầu xuất hiện. Thị Trấn dần dần hình thành.

          Cuối thế kỉ XIX, An Lưu (còn gọi là Yên Lưu) có 4 làng: Yên Lưu Hạ, Yên Lưu Trung, Phụ Sơn Kinh Hạ và phố Yên Lưu (thuộc tổng Yên Lưu, phủ Kinh Môn, Tỉnh Hải Dương).

          Đầu thế kỉ XX thực dân Pháp chia lại các tổng, huyện, phủ. Phố Yên Lưu cùng 2 làng Yên Trung và Lưu Hạ thuộc tổng Yên Lưu, 2 làng Kinh Hạ, Phụ Sơn thuộc tổng Dương Nham.

          Đến 1946, chính quyền cách mạng lập ra xã  Hiệp An. Tất cả 4 làng và Phố An Lưu thuộc về xã Hiệp An. Cho đến năm 1956 xã Hiệp An mới lại chia thành 2 xã: Hiệp An và An Lưu như ngày nay. Xã An Lưu lúc này gồm Phố An Lưu, thôn Kinh Hạ, Phụ Sơn, An Trung và Lưu Hạ.

          Tháng 10/1996 xã An Lưu chuyển thành thị trấn An Lưu.

          Tháng 6-2004 thị trấn An Lưu đổi thành thị trấn Kinh Môn ( theo nghị định 131/2004/NĐ-CP ngày 3-6-2004 của chính phủ).

          Năm 1998 thị trấn An Lưu được UB dân tộc - miền núi công nhận là thị trấn miền núi cùng với việc công nhận huyện Kinh Môn là huyện miền núi ( theo quyết định 361/UBDTMN-TH kí ngày 1-6-1998)

          Là một thị trấn miền núi, có địa hình đa dạng nhưng không phức tạp, giao thông thủy bộ thuận lợi và lại gần với vùng than Quảng Ninh, thành phố biển Hải Phòng. Nhất là ngày nay thị trấn Kinh Môn lại nằm giữa trung tâm văn hoá của huyện Kinh Môn có các cơ quan huyện đóng trên địa bàn, cùng với sự phát triển các vùng công nghiệp Long Xuyên, Hiệp An, Phú Thứ, Hiệp Sơn ... nên có điều kiện phát triển về nhiều mặt: Kinh tế, văn hóa, giáo dục,....

PHẦN HAI

Quá trình xây dựng và trưởng thành của trường THCS Thị Trấn Kinh Môn

(Giai đoạn 1959-2013)

      Kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp, hòa bình lập lại rồi cải cách ruộng đất, An Lưu vẫn chưa có điều kiện mở trường cấp hai.

           Tháng 8-1959, trường cấp II quốc lập Kinh Môn mới được thành lập. Năm học đầu tiên là 1959-1960; trường chỉ có 3 lớp gồm 1 lớp 6 với trên 50 học sinh đang học ở Kim Thành chuyển về. Nhà trường tuyển hai lớp 5 bằng cách chọn học sinh khá giỏi ở khắp các xã trong huyện. Địa điểm học phải nhờ vào đình thôn An Cường xã Hiệp Sơn. Thầy Nguyễn Kim Chương quê Nghệ An làm hiệu trưởng và dậy văn. Thầy Chương quê Hà Tĩnh dạy văn; Thầy Phạm Trọng Toán học ở khu học Xá Trung ương về giảng dạy ở Tứ Kỳ chuyến đến và dạy môn toán; Thầy Mạo dạy thể dục....Tất cả giáo viên đều trọ ở nhà ông Quát( giáo viên Bổ túc văn hóa) thôn An Cường.

           Năm học 1960-1961, trường chuyển về An Lưu. Trường làm được 3 phòng học tại Đèo ngựa. Nhà trường bằng đất, mái che lợp rạ do nhân dân đóng góp. Ngoài các thầy giáo đã giảng dạy từ năm học trước còn có thêm một số giáo viên từ cấp một lên dạy ( dạy kê vì chưa học hết sư phạm, trung cấp) như Thầy Nguyễn Văn Nậm, Phạm Quang Thiều, Vũ Văn Vịnh. Thầy Chúc về dạy văn, thầy Trương Đức Nghiệm cán bộ phòng giáo dục tham gia dạy chính trị cho lớp 7... Trường vẫn do huyện quản lí. Cán bộ giáo viên vẫn trọ nhà dân nhưng ăn ở bếp tập thể cơ quan huyện đóng góp ở trên đồi giữa thị trấn. Mặc dù gặp nhiều  khó khăn, thầy giáo rất nhiệt tình giảng dạy, học trò chăm chỉ học. Có em ở An Sơn ( Thủy Nguyên), ở khu Nhị Chiểu sang học, nhỡ đò đã bơi sông chứ không phải bỏ buổi. Tối đến các em lớp 7 học tập trung tại lớp. Đèn như sao sa, phòng học im phắc. Ai cũng mến phục học sinh say mê và có chí.

           Sang năm học 1961-1962, thầy Chương chuyển công tác. Thầy Phạm Trọng Toán làm hiệu trưởng. Nhà trường thôi không tuyển sinh ở các xã trong huyện vì nhiều xã đã có trường cấp hai hoặc trường phổ thông nông nghiệp trường chỉ còn tuyển ở khu vực mấy xã lân cận. Cũng từ năm nay, xã An Lưu được giao quản lí cơ sở vật chất của nhà trường. Từ đây gọi là trường cấp hai An Lưu.

           Đến năm học 1966-1967, thầy Toán chuyển vào khu Nhị Chiểu công tác. Thầy Nguyễn Văn Nậm lên thay làm Hiệu Trưởng. Địa điểm học vẫn là 3 phòng nhà đất ở đèo Ngựa và nhờ thêm ở xí nghiệp sửa chữa vận tải đường sông. Trường có 6 lớp (2 lớp 5, 2 lớp 6,2 lớp 7). Lúc ấy chưa có chế độ học phổ thông 12 năm như bây giờ. Cấp II chỉ có lớp 5, 6, 7)

           Ngay từ năm 1965, giặc Mỹ đã cho máy bay ném bom bắn phá ác liệt miền Bắc nước ta. An Lưu với đặc điểm đông dân cư, lại có đường  bộ đi qua cùng một số cơ sở công nghiệp và thủ công nên đã trở thành mục tiêu đánh phá của máy bay Mỹ. Vĩ thế nhà nước đã cho học sinh sơ tán về chùa Lưu Hạ, vườn nhà ông Bái, Ông Sẫn ( Lưu hạ) vừa dựng phòng, vừa đào hố quanh phòng. Học sinh đi học đều phải có mũ rơm, túi thuốc cứu thương bên túi sách vở. Mặc dù nguy hiểm nhưng thầy và trò vẫn duy trì đều đặn việc dạy và học. Bên cạnh  việc trau dồi kiến thức khoa học qua các môn văn, sử, địa, toán,...nhà trường còn lấy các tấm gương anh hùng ở cả hai miền Nam- Bắc để giáo dục học sinh về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, và lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến, quyết thắng, giặc Mỹ xâm lược. Vì vậy học xong lớp 7, rời ghế nhà trường, nhiều học sinh đã lên đường nhập ngũ thành bộ đội Cụ Hồ hoặc thanh niên xung phong với tinh thần “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”.

          Sau 1 năm, thầy Nậm chuyển công tác. Tháng 9-1967 thầy Phạm Khắc Minh được bổ nhiệm hiệu trưởng. Thầy Nguyễn Đức Cơ làm hiệu phó. Trường có 6 lớp. Do chiến tranh ác liệt nên học sinh phải học sơ tán ở Lưu Hạ.

           Suốt từ năm học 1967-1968 đến năm học 1976-1977 (10 năm) là thời kì nhà trường phải dương đầu với vô vàn khó khăn, nhất là các năm từ 1967 đến 1972, thời kì giặc Mỹ điên cuồng đánh phá An Lưu. Các khu dân cư Phúc Lâm, Kinh Hạ, An Trung, Xưởng 19-5 ở Kinh Hạ, Xưởng Hà Bắc ở Phụ Sơn, Lò ngói, lò vôi, khu nhà kho An Trung, trường cấp I, Khu phố Vinh Quang, trạm xá của xã,... đều bị giặc Mỹ ném bom, tàn phá. Có chỗ chúng ném bom nhiều lần, hàng chục người chết, có nhà chết đến 8 người. Hàng mấy chục ngôi nhà, kho tàng, cơ sở sản xuất bị biến thành đống gạch vụn hoặc cháy chụi.

          Mặc dù mất mát, đau thương và hiểm nguy nhưng học sinh vẫn đến lớp. Các thầy cô vẫn đảm bảo dạy đúng, dạy đủ chương trình. Phong trào “Thi đua dạy tốt và học tốt ”(như thư Bác Hồ viết cho ngành giáo dục năm 1968) vẫn sôi nổi và đi vào thực chất từng trang giáo án của thầy cô giáo, từng bài kiểm tra của học sinh. “ Tiếng hát át tiếng bom” vẫn cất lên từ các lớp học sơ tán, sôi động và lạc quan.

           Trong suốt 10 năm học ấy, nhà trường luôn duy trì và giữ vững chỉ tiêu của 6 lớp (2 lớp 5, 2 lớp 6,2 lớp 7).  Số cán bộ và giáo viên có 12 người.

           Khi giặc Mỹ thất bại, chúng phải ngừng ném bom miền Bắc, từ 1974-1977 trường cấp 2 An Lưu chuyển về khu trường Tiểu học hiện nay, xã xây mới 4 phòng học cấp 4. Trường có 7 lớp. Các thầy cô giác làm việc ở khu nhà cũ của trạm xá chuyển đi. Đời sống các thầy cô lúc này cũng như mọi cán bộ khác: cực kì khó khăn vì cơ chế bao cấp.

          Sang giai đoạn từ tháng 9/1977 đến tháng 8/1986 thực hiện đường lối giáo dục của Đảng, trường cấp II An Lưu nhập với trường cấp I thành trường phổ thông cơ sở An Lưu. Thầy Phạm Công Xưởng, cán bộ phòng giáo dục Kinh Môn về làm Hiệu Trưởng. Có 3 phó hiệu trưởng là thầy Nguyễn Đức Cơ phụ trách cấp II, thầy Phạm Khắc Minh phụ trách cấp I và Thầy Vũ Tiến Tộ phụ trách lao động.

          Riêng phân hiệu cấp II vẫn có 6 lớp với 309 học sinh, 11 thầy cô giáo. Đến năm học 1985-1986 lên đến 9 lớp có 454 học sinh, 14 thầy cô giáo. (Phân hiệu cấp I có 11 lớp, 437 học sinh, 13 giáo viên. Đến năm học 1985-1986 tăng lên 18 lớp, có 631 học sinh, 20 thầy cô giáo)

          Trong 10 năm ấy, địa phương tiếp tục xây thêm 2 dãy nhà cấp 4, thành 8 phòng học nữa, đủ chỗ cho học sinh học hai chiều. Thầy trò vừa dạy và học, vừa lao động xây dựng trường, sửa sang cảnh quan khuôn viên. Không khí nhà trường sôi động trong khung cảnh hòa bình thống nhất. Số lớp tăng; số học sinh tăng; tỉ lệ lên lớp và đỗ tốt nghiệp hang năm từ 98%-100%. Phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi sôi nổi, luôn là trường có đội tuyển xếp thứ nhất trong huyện. Nhà trường liên tục đạt danh hiệu nhà trường tiên tiến, tiên tiến xuất sắc. Nhiều thầy cô giáo là giáo viên dạy giỏi, chiến sĩ thi đua.

          Từ tháng 9/1986, thầy Phạm Công Xưởng nghỉ hưu, Thầy Nguyễn Đức Cơ lên thay. Hai phó hiệu trưởng mới được bổ nhiệm là cô giáo Phan Thị Liên và Nguyễn Thị Hải. Nhà trường vẫn giữ mô hình hai cấp xát nhập làm một. Nhà trường vẫn duy trì và giữ vững các phong trào. Đặc biệt là phổ cập tiểu học đạt tỉ lệ cao (gần 100%). Học sinh thi vào cấp III đều đạt từ 60-70% ( giai đoạn này trung bình 3,5 học sinh thi vào cấp III thì lấy 1 em).

       Bắt đầu từ năm 1992-1993 (tháng 9-1992), thực hiện chủ trương chung, trường phổ thông cơ sở An Lưu tách thành 2 trường. Trường cấp II gọi là

trường trung học cơ sở An Lưu. Trường cấp I gọi là trường tiểu học An Lưu.

           Trường THCS An Lưu do cô Phan Thị Liên làm hiệu trưởng. Đến tháng 9 năm 1994, phòng điều cô giáo Nguyễn Thị Kim Dung về làm hiệu phó. Trường có 8 lớp với 309 học sinh.

          Từ việc tách trường đã tạo ra vô vàn khó khăn về nhân sự, tổ chức, đặc biệt cơ sở vật chất và điều kiện làm việc không chỉ cho nhà trường mà còn cho cả địa phương nữa. Cơ sở vật chất lúc mới tách vẫn phải chung với tiểu học. Tổ chức Đảng hai trường chung một chi bộ (cô giáo Phan Thị Liên là Bí Thư chi bộ). Việc quản lí giảng dạy, quản lí học sinh học tập rất phức tạp.

          Song từ 1992 đến 2007 đã 15 năm trôi qua. Đây cũng là thời kì nhà trường có nhiều dấu ấn quan trọng khởi sắc hơn cả. Thực hiện đường lối xã hội hóa giáo dục; có sự quyết tâm cao và mạnh dạn dám nghĩ dám làm trong tinh thần đổi mới, tháng 9 năm 1996, Đảng ủy, chính quyền đã quyết định di chuyển trường THCS sang địa điểm mới, đó là sân vận động Bàn Quần - một sân vân động từ trước CM tháng 8/1945. Bước đầu xây 8 phòng học hai tầng, CSVC thiếu thốn không có khu làm việc của giáo viên sân trường trũng lội. Nhà trường đã tích cực tham mưu với địa phương từng bước xây dựng thêm cơ sở vật chất. Từ năm 1998 xây tiếp một nhà 3 tầng với 6 phòng học.

          Đến năm 2004, địa phương có kế hoạch xây dựng 9 phòng học, để phấn đấu trường đạt chuẩn quốc gia năm học 2005 đầu tư địa phương là 1,5 tỉ đồng làm sân bê tông, làm khuôn viên và hoàn chỉnh và đưa vào sử dụng 9 phòng học nữa, đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ dạy và học theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá với tổng số 10 phòng hoc, 3 phòng học bộ môn, phòng máy, phòng nghe nhìn, phòng truyền thống, các phòng làm việc riêng và hệ thống trang thiết bị dạy học hiện đại đồng bộ.

          Chính cơ sở vật chất đầy đủ đã đóng góp nâng cao chất lượng dạy và học. Năm học 1997 nhà trường đã hoàn thành phổ cập THCS, trường về đích phấn đấu đầu tiên của huyện Kinh Môn. Tỉ lệ lên lớp và đỗ vào lớp 10 vẫn duy trì, học sinh giỏi luôn được xếp thứ nhất của huyện. Xứng đáng là đơn vị được huyện tặng cờ, bằng khen các cấp. Nhiều giáo viên là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh; nhiều cán bộ đạt danh hiệu CSTĐ cấp tỉnh cấp huyện. Chi bộ nhà trường phát triển tới 19 Đảng viên và liên tục đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh xuất sắc. Từ sự đi lên từng bước vững chắc, địa phương và nhà trường được sự quan tâm của UBND tỉnh Hải Dương hỗ trợ gần 1.4 tỉ đồng để xây dựng trường chuẩn quốc gia giai đoạn 1. Đảng ủy, chính quyền, các đoàn thể của thị trấn trị trấn Kinh Môn, cùng với các thầy cô giáo và học sinh ra sức nỗ lực phấn đấu mọi mặt để nhà trường đạt mục tiêu trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2001-2010. Đến tháng 7-2007 nhà trường vinh dự được UBND tỉnh Hải Dương công nhận nhà trường đạt chuẩn quốc gia (là trường đạt chuẩn sớm của huyện Kinh Môn).

          Trải qua 48 năm (1959-2007), vượt lên bao hi sinh gian khổ của chiến tranh, bao thiếu thốn và trì trệ của thời bao cấp....Trường THCS thị trấn Kinh Môn lúc nhập vào, lúc tách ra với trường tiểu học, qua nhiều tên gọi ở các thời kì khác nhau nhưng nhà trường vẫn bám chắc nhiệm vụ chính trị của mình là dạy và học. 48 năm cũng là thời kỳ nhà trường từng bước đi lên vững vàng, chắc chắn dưới sự lãnh đạo của Đảng. Chính vì thế nhà trường đã đạt được những thành tựu rất đáng tự hào, đặc biệt là thành tựu con người.

          Hàng năm, nhà trường đã cung cấp cho quê hương nói riêng và đất nước nói chung hàng trăm học sinh có trình độ học vấn để tiếp tục học lên hoặc đi học nghề hoặc bắt tay ngay vào sản xuất. Nhiều học sinh từ mái trường này đã trưởng thành trong quân đội, trong các đơn vị thanh niên  xung phong, trong tỉnh, huyện và địa phương; nhiều em thành thầy giáo, cô giáo, bác sĩ, doanh nhân, khoa hoc,... Tạm dẫn chứng anh Đỗ Văn Giáp là vụ trưởng bộ KH-TN-MT; anh Tô Văn Hoà, Mạc Văn Muôn đỗ tiến sĩ, giảng dạy ở trường Đaị học Bách Khoa; anh Lê Văn Quyến phó giám đốc sở LĐ-TB-XH tỉnh Thanh Hóa, anh Nguyễn Du - Đại tá QĐNDVN; anh Nguyễn Nho Thông thường vụ BCH Huyện Đảng bộ Kinh Môn; anh Nguyễn Tôn Dậu chánh văn phòng UBND huyện Kinh Môn; Chị Phan Thị Toàn là đại biểu Quốc Hội khoá 10 hiện là Vụ Trưởng Vụ thông tin tuyên truyền Quốc Hội;  Anh Nguyễn Ngọc Cơ Giám Đốc Công Ty Than Mạo Khê Quảng Ninh; Chị Nguyễn Thị Bài Tỉnh Uỷ viên Giám đốc Ngân Hàng Nhà nước tỉnh Hải Dương; Anh Nguyễn Văn Hùng Huyện Uỷ viên Trưởng ban Dân vận huyện Kinh Môn, Chị Nguyễn Thị Liễu Huyện Uỷ viên Trưởng phòng Tài Chính huyện Kinh Môn ... Hoặc các anh là liệt sĩ: anh Đang, anh Cách, anh Chính… Đã cống hiến cuộc đời mình cho sự nghiệp chống ngoại xâm thống nhất đất nước.

          Tại mái trường này đã ghi nhận công lao và sự trưởng thành của hàng trăm thầy cô giáo từ khắp miền đất nước về đây: Nghệ An có, Hà Tĩnh có. Có thầy quê ở Gia Lộc, ở TP Hải Dương, Thị trấn Kinh Môn...Các thầy cô được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau: Khu học xá Trung Quốc, Sư phạm Tả Ngạn, sư phạm Kẻ Sặt, Sư phạm Ba Đông, su phạm Hưng Yên, cao đẳng sư phạm Hải Dương, đại học sư phạm Hà Nội và cả sư phạm cấp tốc Thái Thịnh nữa. Nhưng tất cả đều “vì học sinh thân yêu”. Chính vì thế mà nhiều thầy cô giáo trưởng thành. Có thầy cô lên dạy ở cấp cao hơn, có thầy cô sang làm lãnh đạo ở cơ quan huyện, nhiều thầy cô thành hiệu trưởng như Cô Giáo Phan Thị Liên, Cô Hải, hiệu phó như cô Kim Dung....Các Thày Cô của nhà trường đã để lại dấu ấn đẹp đẽ cho nhân dân và học sinh thị trấn Kinh Môn.

      

        Trải qua 54 năm xây dựng và trưởng thành( 1959-2013), Nhìn lại chặng đường phấn đấu với sự nỗ lực của tập thể cán bộ giáo viên nhà trường, luôn phấn đấu không biết mệt mỏi, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, mạnh dạn tham mưu với địa phương khắc phục khó khăn, đoàn kết một lòng xây dựng nhà trường ngày càng phát triển. Trường THCS  thị trấn kinh Môn đã đạt được những  mốc son quan trọng: Tháng 7-2007 nhà trường được UBND Tỉnh Hải Dương công nhận trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2001-2010; Nhà trường có bề dày trong phong trào thi đua hai tốt 09 năm liên tục đạt danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc cấp tỉnh; nhiều năm liền đạt danh hiệu tập thể lao động  tiên tiến được tặng nhiều bằng khen của UBND tỉnh Hải Dương, 02 bằng khen của Bộ giáo dục và đào tạo; 02 bằng khen của Thủ Tướng Chính Phủ; 02 Huân chương lao động hạng Ba cho tập thể và một cá nhân đồng chí Hiệu Trưởng. Đội học sinh giỏi của nhà trường xếp thứ nhất, nhì trong huyện. Các tổ chức đoàn thể luôn đạt thành tích cao như công đoàn, Đoàn thanh niên đều đạt vững mạnh xuất sắc được tặng 09 bằng khen của TW đoàn thanh niên CS Hồ Chí Minh; nhiều giấy khen bằng khen của công đoàn huyện và liên đoàn lao động tỉnh Hải Dương. Đến tháng 01- 2013 trường lại được UBND Tỉnh Hải Dương công nhận tiếp trường đạt chuẩn quốc gia 5 năm tiếp theo.

                                     

                                           PHẦN BA

 

                       Quá trình khen thưởng

 

     Năm học 2000-2001 nhà trường được công nhận danh hiệu “Trường Tiên tiến xuất sắc” theo QĐ số 1923 KT của UBND Tỉnh Hải Dương ngày 24/8/2001,  Học sinh giỏi đồng đội xếp thứ Nhất huyện.

     Năm học 2001-2002 nhà trường được công nhận danh hiệu “Trường Tiên tiến xuất sắc” theo QĐ số 3495/Q Đ-UB của UBND Tỉnh Hải Dương ngày 19/8/2002.

     Năm học 2002-2003 nhà trường được công nhận danh hiệu “Trường Tiên tiến xuất sắc” theo QĐ số 3185/QĐ-UB của UBND Tỉnh Hải Dương ngày 11/8/2003.

     Năm học 2003-2004 nhà trường được công nhận danh hiệu “Trường Tiên tiến xuất sắc” theo QĐ số 3128/QĐ-UB của UBND Tỉnh Hải Dương ngày 11/8/2004.

   Nhà trường được UBND Tỉnh Hải Dương tặng bằng khen QĐ 3128/QĐ-UB ngày 11/8/2004.

     Năm học 2004-2005 nhà trường được công nhận danh hiệu “Trường Tiên tiến xuất sắc” theo QĐ số 3564/QĐ-UB của UBND Tỉnh Hải Dương ngày 10/8/2005.

   Nhà trường được UBND Tỉnh Hải Dương tặng bằng khen QĐ 3564/QĐ-UB ngày 10/8/2005.

     Năm học 2005-2006 nhà trường được công nhận danh hiệu “Trường Tiên tiến xuất sắc” theo QĐ số 3134/QĐ-UB của UBND Tỉnh Hải Dương ngày 12/9/2006.

   Nhà trường được UBND Tỉnh Hải Dương tặng bằng khen QĐ 3134/QĐ-UB ngày 12/9/2006 và bằng khen cuả Bộ giáo dục và đào tạo có thành tích xuất sắc nhiệm vụ năm học 2005-2006 theo QĐ số:4914/QĐ/BGD& ĐT ngày 7/9/2006.

     Nhà trường được Bộ giáo dục tặng bằng khen theo QĐ số 4914/QBD& ĐT ngày 7/9/2006.

   Năm 2006 - 2007: Được UBND tỉnh tặng danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc theo Quyết định số 3016 ngày 22/08/2007.

- Được UBND tỉnh công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2001 - 2010 theo Quyết định số 2638/QĐ-UBND ngày 23/07/2007.

Năm 2007 - 2008: Được UBND tỉnh tặng danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc theo Quyết định số 3859/QĐ-UB ngày 23/10/2008.

 Năm 2007 - 2008: Được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen theo Quyết định số 1654/QĐ-TTg ngày 14/11/2008 cho tập thể và một cá nhân.

 Năm 2008 - 2009: Được UBND tỉnh tặng danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc theo Quyết định số 3433/QĐ-UBND tỉnh Hải Dương, ngày 28/09/2009.

Nhà trường được Chủ Tịch Nước tặng thưởng Huân chương Lao động Hạng ba có thành tích xuất sắc trong công tác giáo dục và đào tạo theo Quyết định số 1597QĐ/CTN ngày 30 tháng 10 năm 2009 cho tập thể  và một cá nhân đồng  chí Hiệu Trưởng.

 Năm học 2009 - 2010: Nhà trường được công nhận danh hiệu Tập thể Lao động tiên tiến.

          Năm học 2010 - 2011: Nhà trường đề nghị cấp trên công nhận danh hiệu Tập thể lao động Tiến tiến.

         Năm học 2011 - 2012: Nhà trường được  công nhận danh hiệu Tập thể lao động Tiên tiến.

       Ngày 11 tháng 1 năm 2013 nhà trường tiếp tục được UBND tỉnh công  nhận trường đạt chuẩn quốc gia 5 năm tiếp theo( QĐ số 74/Q Đ-UBND của Chủ Tịch UBND Tỉnh Hải Dương).   

                                                       Phụ lục                         

I. Niên biểu và sự kiện

 

           Năm học

 

                                   Sự kiện

1959-1960

Thành lập trường,có tên là trường cấp II Quốc lập         Kinh Môn

1961-1962

 

Đổi thành trường cấp II An Lưu

           1977-1978

 

Nhập cấp I với cấp II, tên là trường PT cơ sở An Lưu

          1992-1993

 

Tách làm 2 trường, cấp 2 gọi là trường THCS An Lưu, cấp 1 gọi là trường Tiểu học An Lưu.

      T6/2004 - Đến nay

 

- Đổi tên trường THCS An Lưu thành trường THCS Thị Trấn Kinh Môn.

     II. Ban giám hiệu qua các thời kì 1959-2013 

Thời gian

 

Hiệu Trưởng

 

Hiệu phó

8/1959-12/1960

Nguyễn Kim Chương

 

 

1/1961-8/1966

Phạm Trọng Toán

 

 

9/1966-8/1967

Nguyễn Văn Nậm

 

 

9/1967-8/1977

 

Phạm Khắc Minh

 

Nguyễn Đức Cơ

9/1977- 8/1986

Phạm Công Xưởng

    Phạm Khắc Minh

    Nguyễn Đức Cơ

     Vũ Tiến Tộ

9/1986-8/1992

Nguyễn Đức Cơ

     Phan Thị Liên

    Nguyễn Thị Hải

9/1992- 2013

Phan Thị Liên

Nguyễn Thị Kim Dung

 

III. Danh sách học sinh giỏi tiêu biểu qua các năm 

Đồng đội và cả năm

Số TT

Tên đội tuyển hoặc cá nhân

Lớp

Năm học

Đạt giải

Cấp

Đội tuyển

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cá nhân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

   IV. Danh sách cán bộ -giáo viên đạt danh hiệu CSTĐ, giáo viên giỏi 

Số TT

Họ và Tên

Chức vụ hoặc dạy môn

Đạt danh hiệu gì, cấp

Năm học

 

1

 

Nguyễn Đức Cơ

Hiệu trưởng

 

Giấy khen làm đồ dùng TB cấp tỉnh.

 

1990-1991

 

2

Phan Thị Liên

Hiệu trưởng

-Chiến sĩ TĐ cấp cơ sở.

 

-Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh.

-Bằng Khen của tỉnh HD.

-BK của BGD &đào tạo.

-BKTT­ướng Chính phủ

-Huânchương LĐ hạngIII

-Sáng kiến KN cấp Tỉnh

25 năm liên tục

Ba lần

2004-2005

2005 -2006

2007 - 2008

2008 - 2009

4 lần.

 

3

Lê Trí

Giáo viên

GV dạy giỏi cấp huyện

1969-1970

4

Đỗ Tiến

Giáo viên-TTrưởng

GV dạy giỏi cấp huyện

1980-1981

5

Nguyễn Kim Dung

Hiệu Phó

Chiến sĩ TĐ cấp CS

 

Nhiều năm

6

Nguyễn Thị Dự

Tổ trưởng

Gv giỏi cơ sở

 

7

Nguyễn Thị Dung

Giáo viên

Gv giỏi cơ sở

 

8

Đặng T. Diên An

Giáo viên

Gv giỏi cấp huyện

 

9

Nguyễn Thị Xuất

Tổ trưởng

-Chiến sĩ TĐ CS

-Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh

Nhiều năm

2008-2009 

10

Nguyễn Thị Hoa

Giáo viên

Gv giỏi cơ sở

 

11

NguyễnViệt Thanh

Giáo viên

Gv giỏi cơ sở, GV giỏi cấp Tỉnh giải nhì.

 

12

Vũ Việt Hà

Giáo viên

Gv giỏi cơ sở

 

13

Lê Huy Hùng

Tổ trưởng

GV giỏi giải Nhất huyện

GV Giỏi cơ sở.

 

14

NguyễnVũ Nguyên

Giáo viên

Gv giỏi cơ sở.

Giáo viên giỏi huyện

 

15

Bùi Thị Thủy

Giáo viên

Gv giỏi cơ sở.

 

16

Nguyễn Thị Sen

Giáo viên

Gv giỏi tỉnh giải nhì.

GV giỏi Cơ sở

 

17

Nguyễn Thị Bích Ngọc

Giáo viên, tổ trưởng

Gv giỏi cơ sở.

Giải nhì, Ba cấp huyện

 

 

18

Phạm Thị Ngoan

Giáo viên

 

Gv giỏi cơ sở.

 

 

19

Nguyễn Văn Minh

 

Giáo viên

Gv giỏi cơ sở.

GV giỏi huyện giải nhất môn toán năm học 2011-2012.

 

20

Phạm Trung Nghĩa

Giáo viên

Gv giỏi cơ sở.

GV giải Nhì cấp Tỉnh.

 

20

   Vũ thị Hằng

Tổ phó

Giải Nhì cấp huyện Môn Hoá năm học 2012-2013.

 

 

                                                                               HIỆU  TRƯỞNG

                                                                         NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC